Nước điện giải ion kiềm và bệnh viêm loét dạ dày. Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn cho hệ tiêu hóa, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Viêm loét dạ dày là viêm hoặc tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tổn thương (loét) này xảy ra khi viêm dạ dày kéo dài hoặc do màng lót của dạ dày bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra.

Nước điện giải ion kiềm và bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày, tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết axit dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đồng thời cũng chính axit này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan đến các bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, khi ăn vào là dịu đi. Đau ở vùng bụng hoặc đau xuyên sau lưng, đau lan sang phải.

Nước điện giải ion kiềm và bệnh viêm loét dạ dày

Cơn đau có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 đến 8 tuần sẽ tự giảm (kể cả không điều trị thì triệu chứng đau cũng giảm), sau đó sẽ có đợt đau mới tái phát. Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, có khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày nhưng không hề có triệu chứng gì cho đến khi vào bệnh viện kiểm tra.

Nguyên nhân gây bệnh

Stress (lo lắng quá mức kéo dài): Một nhà bác học Mỹ đã nhấn mạnh “No acid – No Ulcer” tức “không acid – không viêm loét”. Acid sinh ra được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật (dây thần kinh số 10). Stress sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây viêm loét dạ dày.

Vi trùng Helicobacter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày. Tiết trùng HP làm giảm viêm loét và nguy cơ ung thư dạ dày.

Thuốc: Prostaglandin là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời là một yếu tố gây viêm. Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm nồng độ Prostaglandin gây ra viêm loét dạ dày nặng hơn.

Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị (cay và nóng) làm dạ dày dễ bị kích ứng dẫn đến đau dạ dày. Hậu quả cũng tương tự khi uống quá nhiều rượu, bia hút thuốc hoặc ăn uống thất thường, vội vàng…

Do các bệnh lý gây ra như bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, hội chứng cushing…

Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng  do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày

Khi bị đau dạ dày cần có cách chữa trị thích hợp và kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Những biến này này bao gồm:

Viêm dạ dày mãn tính

Thông thường các tổn thương viêm trên dạ dày bị tái đi tái lại theo thời gian dài, không điều trị kịp thời sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính. Trong nhiều trường hợp, viêm dạ dày mạn tính có mối liên hệ với loét dạ dày, làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày.

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm của các tổn thương viêm loét dạ dày cấp hoặc mãn tính. Biến chứng này xảy ra do uống nhiều rượu bia, stress quá độ, dùng nhiều thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu hoặc do ăn uống các chất khó tiêu như cafe, tiêu, ớt làm cho vết tổn thương viêm loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xung huyết – xuất huyết.

Người bị xuất huyết dạ dày thường có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen. Đây là tình trạng cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng dạ dày

Là biến chứng rất nặng nề của viêm loét dạ dày. Tỷ lệ nam giới bị nhiều hơn nữ giới do thói quen uống rượu bia nhiều gây ra. Chủ yếu chỉ có 1 lỗ thủng, rất hiếm khi có 2 hay nhiều lỗ thủng. Người bệnh có cảm giác đau nhói ở vùng thượng vị, vùng bụng, cơn đau đến đột ngột, cảm giác đau như có vật nhọn đâm vào bụng.

Ngoài ra người bệnh còn buồn nôn hoặc nôn, ói, hơi thở gấp, tim đập nhanh, đại tiện và tiểu tiện ít. Bệnh cũng cần được cấp cứu kịp thời.

Nước điện giải ion kiềm và bệnh viêm loét dạ dày

Hẹp môn vị

Môn vị là chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng nhằm đưa thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Hẹp môn vị gây nên tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày gặp khó khăn, đình trệ. Bệnh tiến triển thành 2 giai đoạn:

Giai đoan đầu: Lưu thông qua môn vị chưa bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị cản trở. Bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên rốn, đau tăng lên sau bữa ăn. Nếu nôn ra sẽ đỡ đau hơn. Nôn thường xuất hiện sớm ngay sau bữa ăn và thường nôn ra thức ăn vừa ăn xong.

Giai đoan sau: Lưu thông qua môn vị bị ngưng trệ hoàn toàn, các triệu chứng trở nên nặng nề như đau bụng liên tục, chướng bụng và nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, nôn ra nước ứ đọng màu xanh đen, nhiều người phải móc họng để nôn hết ra.

Cơ chế hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày của nước điện giải ion kiềm

Theo bác sĩ Vũ Đức Chung – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội thì dư axit trong dạ dày sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, axit dư thừa trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh chủ quan không chịu điều trị sớm, lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Cách tốt nhất chính là trung hòa lượng axit dư thừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống: ăn các loại thực phẩm giàu kiềm, nước uống có tính kiềm tự nhiên (nước ion kiềm) giúp cân bằng môi trường axit kiềm trong dạ dày.

Tương tự như công dụng của các loại rau xanh trong việc cải thiện bệnh dạ dày, nước điện giải ion kiềm (nước ion kiềm) là loại nước có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa các axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm và điều trị các triệu chứng như đau, viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản… Tuy nhiên, nước ion kiềm có sẵn tính kiềm, không cần phải trải qua quá trình chuyển hóa như rau xanh trong cơ thể mới tạo ra tính kiềm

Nước điện giải ion kiềm và bệnh viêm loét dạ dày

Đối với các loại thuốc giúp bổ sung kiềm, nước ion kiềm có nhiều ưu điểm mà các thuốc Tây y (với tính kiềm nhân tạo) không thể nào có được đó là tính kiềm tự nhiên như rau xanh

Sang Whang (Giáo sư Bác sĩ, tác giả cuốn sách “Đảo ngược lão hóa”) đã giải thích cơ chế của nước ion kiềm trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày như sau: Để tiêu hóa thức ăn và giết chết các loại vi khuẩn, virus thì trong dạ dày luôn tiết ra axit có giá trị pH là khoảng từ 2 – 4.

Khi chúng ta uống nước, đặc biệt là nước ion kiềm sau khi ăn khoảng 30 phút giúp giá trị pH trong dạ dày tăng lên cao hơn 4. Lúc này xảy ra cơ chế phản hồi trong dạ dày, phát lệnh lên thành dạ dày tiết axit clohydric nhiều hơn để đưa pH trong dạ dày trở về 4 theo cơ chế tự cân bằng.

Theo nghiên cứu bệnh học Trong cơ thể con người luôn có cơ chế tự cân bằng, cơ thể sản sinh ra axit thì đồng thời sẽ sản sinh ra kiềm. Tuy nhiên do tác động nào đó hoặc do quá trình lão hóa, cơ chế này không đủ khỏe mạnh để cân bằng lượng axit dư thừa trong các cơ quan dễ dẫn đến tích tụ axit.

Ngoài ra, khi axit trong dạ dày giảm xuống dưới 4 và quá axit dẫn đến viêm loét dạ dày và tăng axit trong máu. Quá trình diễn ra như sau: Dạ dày tạo ra axit clohydric (HCl) đồng thời tạo ra các bicarbonate (bộ đệm kiềm) để cân bằng cơ thể

Bên cạnh đó, mỗi bộ phận trong cơ thể có mức pH khác nhau và đều có cơ chế tự cân bằng để đưa pH về con số ổn định. Các tế bào khỏe mạnh thường có tính kiềm nhẹ nhưng trong thực tế, các tế bào thường bị nhiễm axit do thức ăn, do căng thẳng, do ô nhiễm môi trường.

>>> Xem thêm: Nước điện giải và các vấn đề về thận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.