Nước máy có uống được không? Đây là nỗi băn khoăn của không ít người, nước máy sau khi được xử lý tại các trạm đầu nguồn sẽ đi qua hệ thống đường uống đến nhà dân. Tuy nhiên, chỉ nhờ một quá trình xử lý ở trạm thì liệu nước máy có uống được không? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Nước máy có uống được không?
Công nghệ xử lý nước máy ra đời từ cuối thế kỷ 19, bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 20 cho đến nay. Nước máy (Tap water) còn được gọi là nước cấp. Nước máy là nguồn nước ngầm hoặc nước sông, hồ hoặc cả nước giếng đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà máy lọc nước với các phương pháp xử lý nước công nghiệp, dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Nguồn nước sau khi được xử lý tại các trạm tổng sẽ đi theo các đường ống đến từng hộ gia đình, điểm cuối cùng của nước máy là các vòi nước. Phát triển hệ thống nước máy cung cấp sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình công cộng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Vây nước máy có uống được không? Câu trả lời là còn tùy vào sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Chẳng hạn, ở Nhật Bản hay Mỹ, người dân có thể uống nước máy trực tiếp tại các vòi nước nước máy công cộng, vì công nghệ xử lý nước tại hai quốc gia này rất phát triển.
Riêng tại Việt Nam, hầu như không ai tự tin hoặc dám dùng nước máy để uống tươi trực tiếp mà không qua đun nấu hoặc qua các biện pháp xử lý khác. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này:
Thứ nhất: Công nghệ xử lý nước chưa được tiên tiến
Công nghệ xử lý nước của chúng ta chưa tiên tiến được như một số các quốc gia phát triển khác. Nước đầu nguồn khi vào trạm sẽ được xử lý để lọc sạch cặn bã, bùn đất, rong rêu. Sau đó, nước sẽ được xử lý để loại bỏ bớt vi khuẩn, kim loại nặng.
Tuy nhiên, đó chỉ là bước xử lý nước cơ bản chứ chưa triệt để. Nguồn nước máy vẫn còn tồn tại một số vi khuẩn cũng như hóa chất đặc biệt là sự tồn dư hóa chất Clo. Ngoài ra, các kim loại nặng, các tạp chất độc hại khác do ô nhiễm nước cũng rất khó để có thể xử lý triệt để.
Thứ hai: Chất lượng hệ thống đường ống không đảm bảo
Do đường ống lâu năm không được thay mới, bảo trì, bảo dưỡng hoặc kiểm tra thường xuyên nên thường bị gỉ sét, cho nên dù nước máy có sạch thì khi đi vào các đường ống này cũng sẽ bị nhiễm kim loại nặng, chứa cặn bẩn… Công tác theo dõi đường ống, bảo trì, kiểm tra cũng như sửa chửa hệ thống đường ống có thể tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra, quan trọng hơn là hệ thống đường nước cần phải luôn được tiệt trùng, khử khuẩn thường xuyên mà điều đó rất khó để thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, thường trong nước máy sẽ chứa nhiều Clo, Sulphur, cặn thô (các loại cặn, gỉ sét tích tụ), chì, các kim loại nặng (Magie, Canxi, Sắt,..), THMs (trihalomethanes) cùng các loại kí sinh trùng khác. Nếu không được xử lý kỹ trước khi uống, nước máy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ngoài ra, nhiều vùng có nước máy rất hôi và nồng mùi clo vì trong quá trình xử lý nước máy, clo bị tồn dư, việc uống nước máy dư clo gây độc cho gan, thận và hệ thống tiêu hóa lọc bỏ. Đó là chưa kể đến các chất kim loại bị nhiễm trong nước, còn độc hại hơn gấp nhiều lần, nguy cơ cao gây ung thư
Vì những lý do đó nên dù có thể nói nước máy tại Việt Nam sạch, tuy nhiên để nói nước máy có uống được trực tiếp không thì không thể chắc chắn. Người dân Việt, không ai uống nước máy trực tiếp mà chưa qua máy lọc nước hoặc đun nấu cả, thậm chí ở một số vùng ô nhiễm nặng nước máy đã được đun sôi hoặc xử lý nhưng vẫn không thể uống được do còn ô nhiễm khiến họ phải mua hoặc sử dụng nước đóng chai một cách tốn kém.
Trong khi đó: nước máy đun sôi chỉ loại bỏ được các loại vi sinh vật chứ không loại bỏ được hoàn toàn các chất cặn, chất độc nhiễm trong nước. Như thế chúng ta có thể dùng nước máy để phục vụ các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ, rửa chén bát… nhưng không nên dùng nước máy chưa qua xử lý để uống hàng ngày (nếu vùng nước máy đó ô nhiễm) sẽ dễ dẫn đến nước nhiễm clo, kim loại nặng, chất rỉ sét, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nên nhiều loại bệnh khác nhau, nguy hại cho sức khỏe.
>> Xem thêm: 5 tiêu chí chọn máy lọc nước ion kiềm từ các chuyên gia nhất định bạn phải biết