Vì sao cần phải khảo sát nguồn nước trước khi lắp đặt máy điện giải. Máy điện giải là một thiết bị Y tế tạo nước ion kiềm hiện đại được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Nó không chỉ có khả năng tạo được một nguồn nước sạch mà còn tạo được một nguồn nước có nhiều tính chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để nguồn nước đầu ra đảm bảo sạch và tốt thì cũng cần đòi hỏi cao ở nguồn nước đầu vào. Hôm nay, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết vì sao cần phải khảo sát nguồn nước trước khi lắp đặt máy điện giải ion kiềm để hiểu rõ hơn vì sao chúng ta lại cần nguồn nước đạt chuẩn trước.

Vì sao cần phải khảo sát nguồn nước trước khi lắp đặt máy điện giải

Vì sao cần phải khảo sát nguồn nước trước khi lắp đặt nguồn nước ion kiềm

Một số người cho rằng, nước ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải ion kiềm không có lợi gì cho sức khỏe vì sau khi sử dụng họ không thấy có thay đổi gì với cơ thể. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nước ion kiềm có mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe hay không thì cũng cần đảm bảo được chất lượng sau khi được điện phân. Bởi nếu nước ion kiềm không đảm bảo các tiêu chí về độ pH, chỉ số ORP âm hay nồng độ hydro hòa tan… thì cũng không mang lại lợi ích cao cho sức khỏe. Và điều thường thấy khiến nguồn nước ion kiềm không đảm bảo đó là do nguồn nước đầu vào không đạt chuẩn.

Nguồn nước đầu vào không đạt chuẩn có thể nghĩ ngay đến việc nước chưa được xử lý khỏi cặn bẩn, vi khuẩn hay gỉ sắt… hay nước có độ cứng, chất rắn hòa tan (TDS) quá cao hay pH của nước đầu nguồn không phù hợp.

Nếu nguồn nước không được xử lý các chất độc hại hay vi khuẩn thì chưa cần nói đến nó có giúp máy điện giải điện phân tốt và cho ra chỉ số chuẩn chỉnh hay không thì nó đã không đạt các tiêu chí để uống. Bởi nếu nguồn nước chứa các chất độc hại, vi khuẩn khi uống vào sẽ có nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe.

Hiện nay, tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó việc dân số cũng ngày càng gia tăng nên việc môi trường ngày càng ô nhiễm cũng là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp tình trạng nước thải chưa qua xử lý và chất thải rắn cũng đang đáng báo động.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia mới nhất vào năm 2018 tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý ở các đô thị loại 4 trở lên chỉ mới đạt khoảng 12.5%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại các đô thị đạt khoảng 86% còn ở khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 40% – 50%, một phần rất lớn bị xả vào nguồn nước. Chính vì vậy, đây là lý do khiến nguồn nước đặc biệt là nguồn nước tại các khu đô thị ngày càng ô nhiễm.

Theo số liệu được thống kê và đánh giá từ Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường thì mỗi năm có khoảng 9000 người tử vong do sử dụng nguồn nước kém vệ sinh, 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nước sinh hoạt ô nhiễm, khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư với nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Với những con số “biết nói” như trên, chúng ta có thể thấy được rằng, nếu nước không đạt chuẩn để uống thì chưa cần phải nói đến rằng nó có đạt chuẩn để sử dụng cho máy điện giải hay không. Vậy nên, nguồn nước đạt chuẩn sạch thì mới có thể đảm bảo được cho sức khỏe của chúng ta. Từ đó, việc sử dụng máy điện giải mới có thể hỗ trợ cho chúng ta có được một loại nước tốt hơn, giàu tính chất đặc biệt hơn để hỗ trợ sức khỏe.

Nếu nguồn nước nhiễm chì

Nước nhiễm chì là nguồn nước chứa hàm lượng chì (Pb) vượt mức cho phép, tức là vượt quá mức 0.015mg/lít theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Chúng ta không thể dùng mắt thường để nhận biết nước nhiễm chi, bằng cách nếm hoặc ngửi. Do đó, nguy cơ chúng ta uống phải nước nhiễm chì mà không hề hay biết là rất cao.

 

Nếu nguồn nước nhiễm chì

Có nhiều nguyên nhân làm nước nhiễm chì. Trong đó, nước nhiễm chì từ các đường ống rỉ sét là trường hợp phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thể do nguồn nước ngầm bị nhiễm chì do chất thải công nghiệp chứa chì ngấm xuống lòng đất, thấm vào nước.

Một đường ống được là từ chì hoặc kim loại chứa chì có thể bị ăn mòn, phát tán chì hoặc các ion chì vào nước theo nhiều cách khác nhau. Nước có khả năng hòa tan cao nên có thể hòa tan một lượng chì nhỏ khi nó chảy trong đường ống. Nếu đường ống được làm từ chì kết hợp với đồng, nó sẽ tạo thành một hệ pin Galvanic. Trong đó, chì đóng vai trò là cực dương, đồng là cực âm. Nước giống như dung dịch điện ly, sẽ khiến chì bị ăn mòn tích cực hơn.

Chì là nguyên nhân chính gây ra ung thư. Nước nhiễm chì thường gây ra Mức độ trên 0.25 mg/L sẽ gây ra nhức đầu, khó chịu và xảy ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng nếu như nguồn nước có mức độ nhiễm chì trên 0.25mg/l Tuy nhiên, nếu .mức độ nhiễm chì cao hơn từ 0.5 – 0.7mg/l thì sẽ bị nhiễm độc hoặc trên 0.7mg/l được xem là nhiễm độc nặng và có thể gây co giật, tử vong.

Nếu nước nhiễm thủy ngân

Nếu nguồn nước nhiễm phải thủy ngân sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Theo bác sĩ, nếu cơ thể nhiễm phải thủy ngân, nó dường như được hấp thụ ngay vào máu, mô, tế bào… Nếu nhiễm thủy ngân, về lâu dài con người có thể mất khả năng điều hòa vận động, mất ngủ, mất trí nhớ, căng thẳng…

Nguy hiểm hơn, nếu phụ có thai sử dụng phải nguồn nước có chứa thủy ngân thì chất độc sẽ truyền đến thai nhi. Từ đó gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí làm thai nhi chậm phát triển, tổn thương thần kinh, loạn ngôn ngữ…

Vì sao cần phải khảo sát nguồn nước trước khi lắp đặt máy điện giải

Tuy nhiên, thủy ngân có trong nước không hề dễ phát hiện. Bởi nó không thể nhận biết được chỉ bằng cách quan sát, nếm hay ngửi. Chi khi đưa mẫu nước đi kiểm tra thì mới có thể biết chính xác được. Và nồng độ thủy ngân được phép có trong nước phải đạt dưới 0.001mg/l thì mới đảm bảo cho sức khỏe và an toàn cho người sử dụng.

Nếu nguồn nước nhiễm asen

Asen hay còn gọi là thạch tín, là một chất được xem là độc hơn gấp 4 lần thủy ngân. Nó được tìm thấy trong các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… – những chất mà con người sử dụng ngày một nhiều để trồng hoa màu… Chính vì thế, những chất độc này vô tình ngấm vào đất, vào nước khiến nguồn nước bề mặt hay nước ngầm nhiễm asen.

Tuy nhiên, nguồn nước nhiễm asen thường không hoặc khó phát hiện được bằng mắt thường hay chỉ thông qua việc nếm hoặc ngửi. Chính vì thế, bạn sẽ hoàn toàn không thể nào biết được nguồn nước tại nhà mình có nhiễm Asen hay không nếu không gửi mẫu nước đi xét nghiệm.

Nếu nguồn nước nhiễm asen

Nếu uống phải nguồn nước nhiễm Asen có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể theo 4 cấp độ sau đây:

Mức độ cấp tính: Asen sẽ có biểu hiện như khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu, tiêu chảy, và có thể gây tử vong nhanh.

Mức độ thấp: Nếu bạn tiếp xúc với Asen mỗi ngày một ít (liều lượng nhỏ). Bạn sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, nôn mửa, da xanh xao, thiếu máu, rụng tóc, giảm cân, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…

Khi bị ảnh hưởng lâu dài: Trên người sẽ có những biểu hiện như xuất hiện các đốm nhỏ trên khắp cơ thể. Xuất hiện các vết loét ở tay, chân. Làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, ung thư da. Thậm chí có thể gây hoại tử ở chân tay,…

Ngộ độc Asen  là các bệnh kinh niên do sử dụng nước uống có chứa asen ở nồng độ cao trong một khoảng thời gian dài. Gây ra căn bệnh mãn tính. Như viêm khớp, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, ung thư bàng quang, ung thư gan, ung thư phổi, thận,…

Với những con số “biết nói” như trên, chúng ta có thể thấy được rằng, nếu nước không đạt chuẩn để uống thì chưa cần phải nói đến rằng nó có đạt chuẩn để sử dụng cho máy điện giải hay không. Vậy nên, nguồn nước đạt chuẩn sạch thì mới có thể đảm bảo được cho sức khỏe của chúng ta. Từ đó, việc sử dụng máy điện giải mới có thể hỗ trợ cho chúng ta có được một loại nước tốt hơn, giàu tính chất đặc biệt hơn để hỗ trợ sức khỏe.

Nếu tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước quá cao hoặc thấp

Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước được gọi là TDS – viết tắt của từ Total Dissolved Solids. Cũng có thể hiểu rằng TDS chính là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/l) hay cũng được gọi là một phần một triệu ppm (ppm là viết tắt của từ Parts Per Million).

Nói tóm lại, TDS sẽ bao gồm tất cả các khoáng chất, kim loại, muối, cation, anion hòa tan trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc TDS sẽ bao gồm tất cả mọi thứ trong nước trừ phân tử nước H2O và các chất rắn lơ lửng trong nước (là một loại hạt bất kỳ, chất không tan/không lắng trong nước như mùn gỗ…).

Hàm lượng TDS cho phép trong sinh hoạt là từ khoảng 200 – 400ppm. Tuy nhiên, nồng độ tốt nhất dành cho máy điện giải là từ 30 – 300mg/l. Do đó, trước khi sử dụng máy điện giải, bạn cần phải gửi mẫu nước tại nhà để kiểm tra nồng độ này. Nếu như không được kiểm tra và không may hàm lượng TDS quá cao, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:

Giảm hiệu suất của bộ lọc máy điện giải: Bộ lọc nhanh hỏng do phải làm việc hết công suất để lọc được các chất rắn hòa tan. Từ đó, tốn nhiều chi phí thay lõi.

Hư hỏng bộ lọc, phụ kiện giảm tuổi thọ điện cực của máy điện giải: TDS cũng cho thấy được độ cứng của nước cao. Nước cứng sẽ gây ra tình trạng bám cặn trên đường ống nhanh hơn, làm bộ lọc nhanh hỏng và giảm hiệu suất tuổi thọ của điện cực. Từ đó, khiến nguồn nước đầu ra không đảm bảo chất lượng.

Còn đối với nồng độ TDS quá thấp cũng đồng nghĩa trong nước không có đủ khoáng chất để máy có thể thực hiện điện phân. Khi đó, cần phải bổ sung thêm lõi khoáng để cấp khoáng cho nước nhằm gia tăng hiệu suất điện phân cho máy điện giải.

>>> Xem thêm: Bổ sung nước mỗi ngày – Xu hướng đồ uống mới được giải mã

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.